Lịch sử Tề_Tề_Cáp_Nhĩ

Thời gian đầu

Cổng tường lâu đài, Tsitsihar

Tề Tề Cáp Nhĩ là một trong những thành phố lâu đời nhất ở phía Đông Bắc Trung Quốc. Khu vực ban đầu được định cư bởi những người DaurTungus du mục chuyên chăn thả gia súc. Tề Tề Cáp Nhĩ là một từ trong tiếng Daur, có nghĩa là biên giới hoặc đồng cỏ tự nhiên.[1] Tên ban đầu của thành phố là Bukui (卜奎), phiên âm tiếng Trung của một từ tiếng Daur có nghĩa là "tốt lành".[2] Nhà thờ Hồi giáo lâu đời nhất của thành phố, nhà thờ Bukui, xuất hiện 7 năm trước khi thành phố được thành lập. Khi quân đội Nga hoàng tiến về phía đông tới bờ biển Thái Bình Dương, Tề Tề Cáp Nhĩ trở thành một trung tâm đồn trú lớn vào năm 1674. Năm 1691, một thành trì được xây dựng ở đây để phục vụ các chiến dịch quân sự của nhà Thanh chống lại quân Mông Cổ.[3] Khoảng năm 1700, đây là một trung tâm thương mại Nga-Trung. Một kho quân sự với doanh trại và một kho vũ khí đã được thiết lập ở đó, và nhiều tội phạm bị kết án đã bị đày đến khu vực này. Lực lượng quân đội của Hắc Long Giang đã được cho đóng quân tại Tề Tề Cáp Nhĩ năm 1699.[1] Nhà Thanh ban đầu dự định giữ tỉnh Hắc Long Giang ở phía bắc như một khu vực bán mục vụ, tách biệt với nền kinh tế nông nghiệp Trung Quốc rộng lớn hơn, vì vậy nó không cho phép người di cư thành thị theo mùa, như những người từ Hà BắcSơn Đông muốn đến Tề Tề Cáp Nhĩ để buôn bán lông thú cũng như để sở hữu và cải tạo đất đai. Sau khi Đế quốc Nga chiếm được Ngoại Mãn Châu theo các hiệp ước bất bình đẳng Ái Tân và Bắc Kinh, nhà Thanh đã đưa ra quyết định dỡ bỏ các hạn chế khác nhau mà nó đặt ra ở Đông Bắc Trung Quốc và đặc biệt là vấn đề cư trú tại Hắc Long Giang, vào năm 1868, 1878 và 1904. Người Trung Quốc đã dạy cho người dân Solon địa phương kỹ thuật canh tác, cung cấp nguyên liệu và miễn thuế để chuyển đổi chúng từ việc săn bắn.[4] Năm 1903, việc hoàn thành tuyến đường sắt phía đông Trung Quốc đã biến Tề Tề Cáp Nhĩ trở thành một trung tâm liên lạc giữa Trung Quốc và Nga. Một mạng lưới các đường dây tỏa ra từ Tề Tề Cáp Nhĩ đã được mở rộng đến khu vực phía tây bắc của tỉnh Hắc Long Giang bao gồm Gia Cách Đạt KỳMãn Châu Lý vào cuối những năm 1920.

Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai

Tướng Mã Chiêm Sơn

Năm 1931, đế quốc Nhật Bản đã sử dụng một cuộc tấn công bằng cờ giả, được gọi là Sự kiện Phụng Thiên, để biện minh cho việc mang Đạo quân Quan Đông của họ để chiếm các thành phố lớn ở Đông Bắc Trung Quốc vào tháng đó, bắt đầu từ Thẩm Dương, Trường Xuân, rồi thành phố Cát Lâm. Tướng Mã Chiêm Sơn (马占山) được lệnh làm Thống đốc và Tổng tư lệnh quân sự của tỉnh Hắc Long Giang vào ngày 10 tháng 10 năm 1931. Ông đã từ chối tối hậu thư của Nhật Bản để cho Tế Tề Cáp Nhĩ đầu hàng họ vào ngày 15 tháng 11. Tuy nhiên sau thất bại ở chiến dịch Giang Kiều, Tề Tề Cáp Nhĩ đã bị quân Nhật chiếm đóng vào ngày 19 tháng 11 năm 1931.[5] Liêu Ninh cũng rơi vào tay Nhật tháng 12 và Cáp Nhĩ Tân vào tháng 2; chính phủ bù nhìn Mãn Châu Quốc thuộc lãnh thổ do Nhật chiếm đóng dưới thời tướng Trương Cảnh Huệ đã thành lập Tề Tề Cáp Nhĩ như một trung tâm hành chính và tỉnh Long Giang. Tề Tề Cáp Nhĩ trở thành một căn cứ quân sự lớn cho đạo quân Quan Đông và tầm quan trọng kinh tế của nó cũng tăng lên nhanh chóng. Trong thời gian chiếm đóng, Lục quân Đế quốc Nhật Bản đã thành lập Đơn vị 516 tại đây để nghiên cứu về chiến tranh hóa học.[6] Một bình lưu huỳnh mù tạt lớn còn sót lại từ Chiến tranh Trung - Nhật lần thứ hai bị chôn vùi dưới lòng đất đã vô tình bị hư hại vào tháng 8 năm 2003, khiến 43 người bị thương và một người chết.[7]

Thời hiện đại

Sau khi Nhật Bản đầu hàng, Chính quyền thành phố Dân chủ Tề Tề Cáp Nhĩ được thành lập, dưới sự quản lý của tỉnh Nộn Giang. Các lực lượng Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc đã đầu hàng Liên Xô trong khi các lực lượng Nhật Bản ở phần còn lại của Trung Quốc đã đầu hàng Hoa Kỳ.[8][9] Từ tháng 3 đến tháng 5, quân đội Liên Xô rút dần khỏi các vị trí của họ, khiến Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc được chú ý nhiều hơn Quốc dân Cách mệnh Quân, nhờ đó Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể chiếm nhiều ưu thế hơn trong cuộc Nội chiến Trung Quốc.[10] Tề Tề Cáp Nhĩ bị lực lượng cộng sản kiểm soát vào ngày 24 tháng 4 năm 1946, cùng với các thành phố quan trọng khác trong khu vực như Trường Xuân, thành phố Cát Lâm và Cáp Nhĩ Tân. Tề Tề Cáp Nhĩ được thành lập như là thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949. Tuy nhiên, kể từ khi tỉnh Tùng Giang sáp nhập vào tỉnh Hắc Long Giang, thủ phủ của tỉnh đã được chuyển đến Cáp Nhĩ Tân vào năm 1954. Trong kế hoạch 5 năm đầu tiên của Trung Quốc từ năm 1951 đến 1956, nhiều nhà máy bao gồm Công ty thép đặc biệt Beiman và công nghiệp nặng đầu tiên của Trung Quốc đã được Liên Xô xây dựng tại quận Phú Lạp Nhĩ Cơ, biến Tề Tề Cáp Nhĩ thành một trung tâm quan trọng của ngành sản xuất thiết bị ở Đông Bắc Trung Quốc. Năm 1984, Tề Tề Cáp Nhĩ được Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc chỉ định là một trong 13 Thành phố lớn hơn ở Trung Quốc.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tề_Tề_Cáp_Nhĩ http://data.cma.cn/data/weatherBk.html http://ziliao.hzu.edu.cn/103313.html http://old-cdc.cma.gov.cn/shuju/search1.jsp?dsid=S... http://www.qqhr.gov.cn/EN/index1.htm http://www.qqhr.gov.cn:80/EN/Investment.htm http://www.china.org.cn/english/2004/Jun/99589.htm http://cul.dmmap.com/cul_dmwh_tsfx/cul_dmwh_tsfx_r... http://www.nytimes.com/2007/03/18/world/asia/18man... http://usacac.army.mil/cac2/cgsc/carl/download/csi... http://www.hljxh.net/wszb/news_view.asp?id=609